Ngày đăng: 2023-05-02 06:43:39
Mục lục
1. Cấu trúc vòng lặp for
Sử dụng vòng lặp for
cho chúng ta biết trước số lần lặp của lệnh hoặc khối lệnh. Ta hoàn toàn xác định được số lần lặp lại của lệnh hay đoạn lệnh trong phần thân của vòng lặp. Vì thế đây là một vòng lặp được sử dụng khá linh hoạt và thường xuyên trong các ngôn ngữ lập trình nói chung và C# nói riêng.
Cú pháp sử dụng vòng lặp for
như sau:
for ([ phần khởi tạo] ; [biểu thức điều kiện]; [bước lặp])
{
<Câu lệnh thực hiện>
}
|
Trong đó:
- Phần khởi tạo là chứa đoạn mã khởi tạo giá trị, đoạn lệnh này sẽ được chạy đầu tiên và chỉ được gọi một lần duy nhất trong vòng đời của vòng lặp.
- Biểu thức điều kiện là biểu thức logic trả về kết quả
true
hoặc fasle
, nếu chúng ta bỏ trống thì kết quả của biểu thức điều kiện được hiểu là true
.
- Bước lặp là bước nhảy của biến khởi tạo sau mỗi lần lặp.
Lưu ý:
- Trong vòng lặp for có thể thiếu sự góp mặt của các biểu thức, tuy nhiên dấu ; bắt buộc phải có.
- Mỗi phần khởi tạo, biểu thức điều kiện hoặc bước nhảy có thể có nhiều hơn một biểu thức. Vậy các biểu thức phải đặt cách nhau bởi dấu , và được thực hiện từ trái sang phải.
Vòng đời của một vòng lặp for được chạy như sau:
- Bước 1: Đầu tiên phần khởi tạo được chạy trước tiên.
- Bước 2: Sau đó đến biểu thức điều kiện. Nếu biểu thức điều kiện đúng thì thực hiện bước 3, nếu sai thì kết thúc vòng lặp.
- Bước 3: Thực hiện các câu lệnh trong thân của vòng lặp.
- Bước 4: Thực hiện các lệnh trong bước nhảy, và quay lại bước 2.
Một ví dụ nhỏ dùng vòng lặp for
:
Hãy tính tổng từ 1 đến 5 bằng cách dùng vòng lặp.
using System;
using System.Collections.Generic;
using System.Linq;
using System.Text;
namespace thuanhoaonline
{
class thuanhoaonline
{
static void Main( string [] args)
{
int tong = 0;
for ( int i = 1 ;i<=5;i++ )
tong += i;
Console.WriteLine( "\n\ntong cac so tu 1 den 5 la {0}" , tong);
Console.ReadKey();
}
}
}
|
Biên dịch và chạy chương trình sẽ cho kết quả:
Giải thích:
- khởi tạo biến
i = 1
, biến i <=5
nên thực hiện cộng tong = tong +i;
- Tăng i lên 1 đơn vị và kiểm tra. lúc này
i = 2
và i<=5
nên vẫn thực hiện tong = tong + i;
- Tương tự tăng i thêm 1 đơn vị giá trị của i lần lượt là 3,4,5 và thực hiện
tong = tong +i;
- Khi tăng i lên đến 6 thì ta thấy điều kiện không thỏa (i<=5) cho nên thoát khỏi vòng lặp
- Hiển thị biến
tong
ra màng hình với câu lệnh Console.WriteLine();
2. Ví dụ
Cho bài toán: in dãy số từ 0 đến 50 ra màn hình console.
using System;
using System.Collections.Generic;
using System.Linq;
using System.Text;
namespace thuanhoaonline
{
class thuanhoaonline
{
static void Main( string [] args)
{
for ( int i = 0; i <= 50; i++)
Console.Write(i+ " " );
Console.ReadKey();
}
}
}
|
Biên dịch chương trình sẽ cho kết quả:
Vì nó hoạt động khá đơn giản nên mình sẽ không giải thích nhé.
Ở ví dụ sau đây mình sẽ cho các bạn sử dụng hai vòng lặp for lồng với nhau. Hãy xem có gì thú vị nhé:
In ra màn hình ma trận gồm 9 dòng và mỗi dòng bắt đầu từ 0 đến 9:
using System;
using System.Collections.Generic;
using System.Linq;
using System.Text;
namespace th
{
class th
{
static void Main( string [] args)
{
for ( int i = 0; i <= 9; i++)
{
for ( int j = 0; j <= 9; j++)
Console.Write(j+ " " );
Console.WriteLine( "\n" );
}
Console.ReadKey();
}
}
}
|
Biên dịch chương trình ta được:
mình xin giải thích nhé:
- Bước 1: Vòng for bên ngoài khởi tạo biến
i = 0
và i<=9
nên sẽ sang bước 2.
- Bước 2: Vòng for thứ hai khởi tạo biến
j = 0
và in ra giá trị của biến j.
- Bước 3: Tăng giá trị của biến j lên 2,3,4,5,6,7,8,9 và in giá trị của biến j ra màn hình.
- Bước 4: Khi biến j tăng đến 10 thì thoát vòng for và thực hiện dòng lệnh xuống dòng.
- Bước 5: Tăng giá trị của i lên 2 và tiếp tục thực hiện sang bước 2.
- Đến khi biến
i = 10
thì kết thúc và thoát khỏi cả hai vòng lặp.